Series Những Điều Kỳ Bí
Chương 4: Người Giữ Lăng (1)
Câu chuyện này kể về hồ Vi Sơn và thời thơ ấu.
Các độc giả cũ đều biết, khi còn nhỏ tôi sống tại nhà cô tôi ở bên cạnh hồ Vi Sơn trong vài năm.
Cô chú tôi là sinh viên đại học Bắc Kinh, trong cuộc vận động công khai nổi tiếng năm đó , bị đuổi về quê, vĩnh viễn không được bổ nhiệm lại, làm giáo viên dạy thay cũng không được, chỉ có thể làm ngư dân cả đời.
Vì tình yêu, cô của tôi đã cùng chú về quê nhà, sống ở đây cả một đời.
Ngư dân thật khổ mà!
Mọi người đều biết, nhưng không nghĩ được khổ đến mức độ nào.
Để tôi cho bạn một ví dụ, nhà của ngư dân đều ở ven hồ, Đại Hồ cứ hai tháng lại triều cường, một nửa ngôi nhà bị chìm trong nước.
Căn phòng bị nhấn chìm thì phải làm sao?
Tùy hoàn cảnh mà sắp xếp, dựng chòi lán lên cao, làm nơi ở tạm thời.
Khi nước lũ rút đi, quay lại xem thử sẽ thấy trên tường có rất nhiều con đỉa to bằng nắm tay, góc phòng có một con cóc to bằng cái chậu rửa mặt!
Đối với mấy đứa trẻ chúng tôi mà nói, điều đó không khổ chút nào, ngược lại còn là một cuộc sống nông thôn thơ mộng!
Chúng tôi khi đó thích nhất chính là khi nước lên cao, trường học bên cạnh hồ, nước trong hồ chảy ngược qua khiến sân trường bị ngập đến hai thước!
Trường học phải ngừng dạy vì nước ngập tràn vào lớp, dù sao cũng không thể ngồi trên bàn để học được mà!
Rất nhiều học sinh ở xa trường, nơi đây là vùng hồ, đến trường phải dùng thuyền, triều cường lên, sóng to gió lớn, hiện nay đi lại cũng không an toàn nên nhà trường đã tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa là gì?
Bắt cá!
Mỗi lần triều cường, có rất nhiều cá cùng bơi đến, đủ mọi loại cá bơi loạn trong sân trường, có một con cá chép vây vàng vảy vàng nhảy lên, đỉnh thật, con cá chép vàng này dài hơn hai thước!
Cá chép hồ Vi Sơn không giống các loại khác, nó có bốn cái mũi, đầu nhỏ lưng rộng, mùi vị tươi ngon!
Đám nhóc chúng tôi sớm đã đợi thời gian này, có người còn chuẩn bị luôn lưới đánh cá, có người tự làm lao xiên cá, còn có người trộm mùng trong nhà, mọi người cùng nhau ra trận bắt cá!
Giáo viên thể dục trường chúng tôi, họ Tần, cao hơn một mét chín, vừa cao vừa khỏe, thầy ấy cầm một cây lao xiên cá, cây lao duy nhất trong toàn trường, đến rình bắt một con cá lớn!
Đó là một con cá lóc dài gần hai mét, mỗi lần chuyển động trong nước có thể tạo ra một trận sóng lớn, có đứa nhỏ dũng cảm muốn lại gần sẽ bị đuôi của nó hất ra xa năm sáu mét!
Thầy Tần rất bình tĩnh, trong tiếng reo hò của chúng tôi, thầy cầm chắc chiếc lao, từ từ tiến lại gần con cá đen, mạnh mẽ đ.â.m vào người nó.
Con cá lóc bị đ.â.m lao bơi loạn xạ trong nước, cảnh tượng đó, sau này khi tôi xem "Hàm Cá Mập" của đạo diễn Steven Spielberg, đột nhiên chợt nhớ lại ký ức ấy: Chính là thế đó!
Vào buổi trưa, đại sư phụ trong căn tin sẽ bắt đầu nướng cá, kho, hấp, chiên, hầm, chua ngọt, nấu canh, toàn bộ bữa tiệc cá đó dù hơn mười mấy năm rồi tôi vẫn nhớ như in.
Tuổi thơ ơi tuổi thơ, thật là một giấc mộng ảo, vĩnh viễn không thể nào trở lại được.
Ngoài bắt cá, còn có thể bắt được gì?
Nhiều lắm!
Đào tôm hùm!
Muốn đào tôm hùm phải tìm hang tôm hùm trước đã, hang tôm hùm nằm bên cạnh bờ sông, kế bên mặt nước, cái hang to bằng cánh tay trẻ con, chỉ cần thò tay vào đào được càng tôm hùm rồi kéo ra, một buổi chiều có thể đào lên cỡ một cái thùng nhỏ!
Đào lươn!
Bắt lươn cũng tương tự như bắt tôm hùm, nhưng cần phải lớn gan cẩn thận, bởi trong giây phút bạn đang vui sướng khi bắt được lươn, bạn sẽ phát hiện đó thực ra là một con rắn...
Còn có gì nữa?
Nhiều lắm, còn có hái dâu rừng, bẻ củ ấu, ngắt sen, đào cá chạch, nhặt trứng vịt trời, bắt chim, bắt ve sầu, nhưng điều chúng tôi mong chờ nhất vẫn là ngắm dưa vào mùa hè.
Bờ hồ Vi Sơn, trên dốc sông có rất nhiều sơn nguyên, giống như một sườn núi nhỏ uốn lượn, nhưng sườn núi này rất bằng phẳng, nên được gọi là "Cao Đầu".